Lễ ăn hỏi (Lễ vấn danh): Ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đây là một trong các nghi thức quan trọng nhất trong phong tục cưới. Điểm khác biệt là ở miền Bắc, trước khi có Lễ ăn hỏi, hai gia đình hẹn một buổi gặp gỡ chính thức, để "người lớn" thưa chuyện chính thức với nhau về việc "chính thức hóa" quan hệ của đôi trai gái.. Đây là Lễ dạm ngõ, thường đơn giản, ít lễ vật, nhưng được coi là thủ tục cần thiết. Ở miền Trung và miền Nam thì Lễ dạm ngõ không có vai trò quan trọng như vậy, và có thể hoàn toàn không diễn ra.
![]() |
Màu đỏ của lễ ăn hỏi truyền thống |
Ngày Ăn hỏi, hay như người Nam gọi là Đám hỏi, ngoài sự khác biệt về nội dung sính lễ: miền nào thức nấy (ở miền Nam thường có heo quay còn miền Bắc thì bánh cốm, mứt sen, miền Trung lại là bánh quế), thêm trầu cau, bánh phu thê (xu xê), và rượu thì mỗi miền có một điểm khác biệt thú vị: Trong khi Lễ ăn hỏi ở miền Trung không tổ chức rầm rộ như miền Bắc và miền Nam, thì số tráp ở hai miền Bắc Nam khác hẳn nhau. Ở miền Bắc, số tráp phải là số lẻ: năm, bảy, chín hay nhiều hơn; còn ở miền Nam thì số tráp phải là số chẵn: bốn, sáu, tám, hay nhiều hơn. Ngoài các sính lễ trong tráp, ở miền Nam, chú rể còn mang theo khay trà/ rượu khi tới nhà gái để cô dâu và chú rể mời trà/ rượu cha mẹ và ông bà hai họ.
![]() |
Màu xanh và chữ hỷ cách điệu cho lễ ăn hỏi hiện đại |
Lễ lại mặt (Lễ nhị hỷ): theo phong tục Trung Hoa cổ, ngày thứ hai (nhị) tính từ ngày vu quy- tức là ngay sau lễ rước dâu, đôi vợ chồng mới cưới mang một số lễ vật (một con gà, hoa quả, rượu... hay những gì mẹ chồng chuẩn bị cho) về nhà bố mẹ vợ để thắp hương cảm tạ tổ tiên. Ngày nay, có nhiều gia đình bỏ qua lễ lại mặt vì cho rằng ý nghĩa cổ của lễ lại mặt cũng không quan trọng nữa.
Ngoài những khác biệt trên, mỗi địa phương trong mỗi miền cũng có ít nhiều phong tục riêng, và mỗi gia đình cũng có thể có các nghi lễ truyền thống khác theo tôn giáo. Các bạn đã chứng kiến hay có kinh nghiệm với các phong tục cưới hỏi khác thì chia sẻ với chúng mình nhé!